Những góc khuất mang tên “ hoa hồng ” của dân môi giới

Trong một vài năm gần đây, thị trường bất động sản ngày càng sôi động và nhộn
nhịp đã tạo điều kiện cho các dịch vụ môi giới bất động sản phát triển theo. Tuy
nhiên, hầu hết các môi giới mua bán, rao bán nhà đất đều hoạt động riêng lẻ
không có kí kết hợp đồng với công ty môi giới nào mà chỉ thỏa thuận phí hoa
hồng. Vì thế đã tạo ra nhiều “ góc khuất ” mang tên hoa hồng.

Những điều chưa biết về nghề môi giới bất động sản

Theo khảo sát thực tế của đầu tư bất động sản, trên thị trường đang có một lượng
lớn môi giới hay “ cò ” đất hoạt động trên nhiều tỉnh thành nhưng không là nhân
viên của công ty môi giới bất động sản nào mà chỉ nhận hoa hồng trong từng giao
dịch.
Nỗi khó khăn và kiên nhân của nghề môi giới bất động sản
Nỗi khó khăn và kiên nhân của nghề môi giới bất động sản


Trên thực tế chưa có những số liệu thống kê cụ thể nhưng theo ghi nhận ở nhiều
sàn phân phối bất động sản cho biết, phí môi giới sẽ nhỏ hơn 5% trên giá trị của
giao dịch nhà đất ( với bất động sản giá dưới 2 tỷ là 2%, trên 2 tỷ là khoảng 1%).
Những con số trên là số phần trăm trên giá trị hợp đồng mà người bán nhà hay chủ
dự án căn hộ chung cư chi trả cho nhân viên công ty môi giới. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia
trong ngành thì con số trên cũng chỉ mang tính chất minh họa, tương đối còn trong
thực tế phí hoa hồng vẫn đang thả nổi, không có mức cụ thể và không ai kiểm soát.
Ở những dự án “ hót” được thực hiện bởi nhà đầu tư uy tín, các sàn môi giới vẫn có
thể tùy ý quyết định về mức phí môi giới khác nhau, điều này đã phát sinh vấn đề
cả chủ đầu tư và khách mua đều gặp bất lợi.

Nghề môi giới bất động sản với mức phí hoa hồng cao đã thu hút đông đảo người
lao động gia nhập ngành dịch vụ này. Trên thị trường, chúng ta không thể phủ
nhận đa phần các sàn môi giới đều đang hướng tới một hoạt động bài bản, quy
trình, uy tín nhưng do thị trường phát triển, lực lượng môi giới mở rộng quá nhanh
đã khiến một số sàn giao dịch “ thả nổi” hoạt động của nhân viên môi giới.

Chủ tịch một sàn giao dịch bất động sản ở Hà Nội cho biết: “ Làm nghề môi giới
rất phức tạp, khó có thể kiểm soát và nhiều khi phải đứng mũi chịu sào từ chủ đầu
tư lẫn khách hàng nên tôi đang giảm dần hoạt động môi giới, chuyển sang đầu tư
bất động sản cho nhàn”.

Với phạm vi hoạt động của môi giới kéo dài từ các dự án mở bán đến từ những căn
hộ, nhà đất đã chuyển nhượng lại trực tiếp từ chủ nhà, người mua cũng sẽ phải
chấp nhận hoặc chi trả những phí chuyển nhượng cao hơn để mua được dự án căn
hộ phù hợp. Trong cả trường hợp mua căn hộ nhà ở lẫn chuyển nhượng thì nhiều
môi giới vì mục tiêu lợi nhuận sẽ sẵn sàng móc nối với nhiều “ cò ” đất bên ngoài
và gây áp lực để người mua phải chịu thêm phí hoa hồng nếu muốn có nhà ưng ý.
Trên thực tế đã từng có sự việc liên kết giữa môi giới với “ cò ” đất tại một số dự
án ngay khi mở bán để bỏ tiền giữ chỗ đặt căn ghim hàng. Chính việc làm này đã
tạo nên nhiều cơn “ sốt” ảo cho các dự án, qua đó có thể thổi phồng giá để ăn phần
chêch lệch cao. Khi đó nếu thực hiện sang tay môi giới cũng nắm trong tay được
50 -100 triệu đồng, cao thì lên đến 200-300 triệu đồng. Không chỉ nhận phần chênh
lệch này từ việc giới thiệu người mua, người bán thì các “cò” đất vẫn còn nhận
được phí giao dịch từ khách hàng.
Sự ảnh hưởng và áp lực của nhà môi giới bất động sản
Sự ảnh hưởng và áp lực của nhà môi giới bất động sản


Tất cả những trường hợp nêu trên đầu đã vượt ngoài tầm kiểm soát quản lí của chủ
đầu tư chính dự án. Đây là kết quả của việc thỏa thuận riêng biệt giữa chủ đầu tư
và môi giới, dù chủ đầu tư có muốn bảo vệ khách mua, gìn giữ uy tín cũng khó can
thiệp.

Vì vậy, bên cạnh việc các sàn giao dịch, phân phối bất động sản cần quản lí chặt
chẽ hơn nhân viên của mình. Các cơ quan, hội nghề nghiệp cũng cần sớm có quy
tắc hay chế tài cụ thể về những việc môi giới được và không được để minh bạch, rõ
ràng trong các hoạt động mua bán trên thị trường.
Xem thêm:
Mua chung cư trả góp tại Hà Nội cần lưu ý những gì?
4 bước cần nắm để định giá nhà đất một cách chính xác


Nhận xét

Bài đăng phổ biến